Kết quả Trận_Tương_Dương_(1267_–_1273)

Thành kiên cố nhất của Nam Tống là Tương Dương đã thất thủ trước quân Nguyên. Từ đó, quân Nguyên thoải mái chinh phục những vùng còn lại của Nam Tống. Ở bất kỳ nơi nào quân Nguyên tới, các thành của Nam Tống đều sụp đổ giống như những pháo đài cát trước các máy bắn đá trọng lực và sau này là súng thần công.

Nhiều người đồng thuận rằng việc thành Tương Dương thất thủ về bản chất đã đánh dấu sự kết thúc của Nam Tống. Ví dụ, Paul K. Davis viết, "Chiến thắng của quân Mông Cổ đã bẻ gãy triều đại Nam Tống, dẫn tới việc thành lập triều đại Nguyên."[9] Trong sáu năm quân Nguyên bao vây Tương Dương, Nam Tống đã không thể tái tập hợp và đánh lại người Nguyên với tài lực của mình ở miền nam Trung Hoa. Thực tế, họ thậm chí đã không thể gửi nhiều quân tiếp viện và đồ tiếp tế tới Tương Dương, để hỗ trợ cuộc phòng thủ khó khăn ở đó. Cuộc tranh giành chính trị trong lòng triều đình Nam Tống cũng góp phần gây ra sự thất thủ của Tương Dương và Phàn Thành.

Tiểu thuyết hóa

Trong tiểu thuyết Kim Dung, các bộ truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữỶ Thiên Đồ Long ký cũng nhắc đến thành này mà người trấn thủ nó suốt thời gian dài là vợ chồng Quách TĩnhHoàng Dung. Ngày thành Tương Dương thất thủ cũng là ngày Quách Tĩnh và Hoàng Dung, cùng 2 con là Quách Phá Lỗ và Quách Phù đã hy sinh để tỏ lòng trung nghĩa với đất nước.

Một gia tộc là họ Tiết chạy loạn xuống phía Nam, gần 80 năm sau có 1 phụ nữ họ Tiết là mẹ của Chu Chỉ Nhược, nữ nhân vật chính trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.

Thơ văn

Thơ vịnh Lã Văn Hoán: của người đương thời:

Lã tướng trấn thành Tương Dương,

Tương Dương thập niên thiết tích lương,

Vọng đoạn trợ binh vô tiêu tức

Thanh thanh mạ sát Giả Bình Chương.”[10]

Những câu thơ đã biểu lộ sự cảm thông với Lã Văn Hoán vì không nhận được sự trợ giúp của triều đình mà phải nộp thành đầu hàng (14 tháng 3 năm 1273)

Liên quan